Vốn lưu động là gì?

Khái niệm về vốn lưu động
Vốn lưu động là dòng vốn thể hiện sức khỏe hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian nhất định, thường tính toán trong khoảng 12 tháng. Vốn lưu động nhỏ hơn 0,thì về mặt lý thuyết, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán.
Cách tính vốn lưu động:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (*)
Hệ số vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn (**)
Các thành phần của vốn lưu động
Bao gồm 4 thành tố sau đây:
- Tiền : tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi kỳ hạn < 12 tháng.
- Tồn kho : bao gồm nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, hang hóa…
- Các khoản phải thu: bao gồm tất cả các khoản có thể thu về ngắn hạn
- Các khoản phải trả: bao gồm tất cả các khoản phải trả trong ngắn hạn.
Tầm quan trọng của vốn lưu động đối với một doanh nghiệp ra sao.
Thông thường một doanh nghiệp bắt đầu với vốn ban đầu là tiền mặt, sau đó doanh nghiệp đi mua nguyên vật liệu cũng như các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, dịch vụ. Từ các yếu tố đầu vào có được kết hợp nhân công, máy móc để bắt đầu quá trình sản xuất để tạo ra tồn kho ( nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hang hóa, dịch vụ ). Sau khi có được sản phẩm và dịch vụ, bằng các nghiệp vụ kinh doanh, doanh nghiệp đưa sản phẩm và dịch vụ này tới tay các khách hàng từ đó hình thành hai nguồn đó là tiền mặt thu về ( trả liền ) và các khoản phải thu khách hàng.
Ngoài hoạt động kinh doanh chính, doanh nghiệp còn có các khoản chi khác cho các công tác như nghiên cứu, tạm ứng, các khoản cho vay, hợp tác kinh doanh ngắn hạn, đó cũng là các khoản cần phải thu về.
Mặt khác doanh nghiệp cũng phải trả các khoản nợ cho các bên như:
- Nhà cung cấp, đối tác hợp tác kinh doanh
- Các chi phí hoạt động
- Các khoản vay và khoản nhận ứng trước
- Khoản phải trả khác
Khi vốn lưu động cạn kiệt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang mất dần tính thanh khoản. Tức là ảnh hưởng đến khả năng sống còn của doanh nghiệp.
Để bổ sung nguồn vốn này, doanh nghiệp cần phải tăng lượng tiền mặt bằng cách bổ sung vốn hoặc các khoản vay dài hạn. Cần đẩy nhanh hàng tồn kho để có thể tạo ra lợi nhuận dương để trả các khoản phải trả cần thiết.
Một nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa trên hành động của doanh nghiệp để đánh giá doanh nghiệp đó hoạt động ra sao.
Nếu kết quả doanh thu không có nhiều chuyển biến, doanh nghiệp luôn phải vay thêm nợ hay phát hành cổ phiếu để tăng vốn, thì đó không phải một công ty tốt.
Tóm lại, dòng vốn lưu động chính là huyết mạch của một doanh nghiệp, bởi nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục cũng như khả năng mở rộng của DN. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý đến các yếu tố này.
Bao nhiêu là ngưỡng an toàn.
Không có một con số cụ thể để đánh giá an toàn cho tất cả các công ty. Tùy từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô công ty để có một ngưỡng an toàn nhất định.
Để đánh giá khách quan, người ta thường sẽ dùng hệ số theo công thức (**)
Chẳng hạn như đối với các nhà bán lẻ, họ bán rất nhiều loại hàng hóa với một mức biên lợi nhuận rất thấp. Tuy nhiên tính thanh khoản lại rất cao, do khách hàng thường sẽ trả tiền ngay. Đồng thời các khoản phải trả nhà cung cấp không cần phải thanh toán ngay, cho nên doanh nghiệp luôn có tiền mặt và tính thanh khoản cao.
Vấn đề là doanh nghiệp cần tính toán lượng tồn kho hợp lý để đảm bảo lưu thông hàng hóa
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, theo nhà đầu tư Warren Buffett thì ngưỡng lớn hơn 2 là một hệ số an toàn.
Đối với một nhà đầu tư thông thường, cũng nên lựa chọn hệ số này lớn hơn 2 để đảm bảo khả năng chống chịu rủi ro cho mình khi có biến cố lớn đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác nhất về ngưỡng an toàn cho một công ty nào đó. Nhà đầu tư cần phải am hiểu sâu sắc về hệ số an toàn đó. Tính chất của hệ số phụ thuộc vào tính chất của các thành phần của vốn lưu động ở trên.
Các thành phần đó có tính chất như thể nào, nhiều ít ra sao thì lại tùy thuộc từng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô.
Chỉ có thông hiểu được nó, bạn mới nhận được sự an toàn vốn xứng đáng cũng như không đánh mất cơ hội.
Đánh giá chất lượng vốn lưu động
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (*)
Hay Vốn lưu động = Tiền + Tồn Kho + Phải Thu – Nợ phải trả
Có hai tính chất cần xem xét đó là : tính thanh khoản (1) và tính hoạt động (2)
Tiền có tính thanh khoản cao nhất, đương nhiên rồi!!
Khoản phải thu cần thu hồi nhanh nhất, như vậy tính thanh khoản sẽ tăng lên, tốt!. Tuy nhiên nếu khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, và sốn ngày thu tiền bình quân càng lớn thì đó là một điều không tốt.
Hàng tồn kho cao chứng tỏ doanh nghiệp luôn có sẵn hàng để bán. Nhưng nếu hàng tồn kho quá lâu có thể ảnh hưởng chất lượng, làm giảm giá thành . Cũng có thể là dấu hiệu cho việc sản phẩm chưa được thị trường chấp nhận
Nợ phải trả bao gồm nợ tốt và nợ không tốt
Nợ tốt là các khoản có thể trả chậm cho nhà cung cấp, các khoản trả trước của khách hàng, nói chung là các khoản nợ không mất phí nợ
Nợ không tốt là các khoản nợ mất chi phí như: nợ vay tài chính, nợ xấu.
Một vài phép tính vốn lưu đông cho các doanh nghiệp cụ thể

