TIỀM NĂNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2022
Ngành dệt may Việt Nam đã trải qua giai đoạn khủng hoảng chưa từng có trong quý III/2021 và có sự phục hồi ấn tượng trong quý IV. Xuất khẩu dệt may về đích thành công với 39 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020 và vượt mức trước dịch (2019).
Nhóm dệt may – 1 ngành nằm trong sự phục hồi sau đại dịch
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng: Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã khởi đầu và đại dịch Covid càng thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam đang nổi lên là điểm đến thay thế nhằm giảm bớt việc phụ thuộc vào quốc gia này.
Thị trường Mỹ ngày càng trở nên quan trọng
giá trị xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu. Việt Nam cũng đa vươn lên Top 2 quốc gia có giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này.
Việt Nam đang tham gia sâu rộng hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu: Hiệp định EVFTA: có hiệu lực từ 01/08/2021, mở ra cơ hội cho các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU với lợi thế về thuế quan so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, 58% hàng VN xuất khẩu sang EU thuộc nhóm B5, đồng nghĩa với việc thuế suất sẽ giảm dần từ mức 11,7% về 0% cho tới năm 2027.
Theo McKinsey, dự kiến doanh số bán hàng thời trang không xa xỉ sẽphục hồi hoàn toàn vào năm 2022, trong khi phân khúc cao cấp sẽ duy trì dưới mức năm 2019 cho đến sau năm 2022. Tâmlý tíchcựcthể hiện ở EU với 67% giám đốc điều hành thương hiệu thời trang được khảo sát kỳ vọng tình hình thương mại tốt hơn vào năm 2022 so với năm 2021.
Hiệp định RCEP: có hiệu lực từ 1/1/2022, mở ra cơ hội tại thị trường đóng góp tới 30% GDP toàn cầu, Việt nam được đánh giá là một trong những quốc gia hưởng lợi nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG (TCM)
Kết quả kinh doanh phục hồi trở lại.
Trong tháng 12/2021, doanh nghiệp đối mặt với thách thức chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá cước vận tải vẫn ở mức cao so với cùng kỳ 2020 nhưng biên lợi nhuận mảng may được cải thiện đáng kể. Đây là lý do khiến doanh thu tháng 12/2021 của Dệt may Thành Công đạt 237 tỷ mặc dù giảm so với tháng trước (-20%) nhưng lãi ròng đạt gần 15 tỷ đồng (tăng mạnh so với 2 tháng trước.)
Luỹ kế cả năm 2021, TCM ghi nhận doanh thu đạt gần 148,8 triệu USD (tương đương 3.382 tỷ đồng); trong đó sản phẩm may chiếm 76%, vải chiếm 13% và sợi chiếm 10% tổng doanh thu.
Kết quả doanh thu này tăng nhẹ (2%) so với năm 2020 và tương ứng với việc hoàn thành 83% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế cả năm vừa qua của Thành Công đạt 5,7 triệu USD (tương đương 130,6 tỷ đồng) và hoàn thành khoảng 47% kế hoạch năm 2021.
Điểm nhấn đầu tư cổ phiếu TCM là gì?
Đơn hàng truyền thống dồi dào trở lại.
Hiện Công ty đã nhận đơn hàng đến Quý 2/2022 và đang chuẩn bị nhận đơn hàng cho Q3/2022. Công ty đã và đang đẩy mạnh xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 3/2022 để kịp sản xuất đơn hàng cho năm 2022 và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới. Công ty cũng vừa nhận những đơn hàng đầu tiên từ khách hàng Revise của Mỹ sau khi vượt qua kiểm tra và đánh giá (audit) nhà máy Thành Công tại Vĩnh Long.
Về dài hạn, doanh nghiệp vẫn đặt kế hoạch doanh thu mục tiêu 300 triệu USD trong giai đoạn 2021 – 2026 bằng việc tập trung phát triển mạnh hơn khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng từ các khối CPTPP, EVFTA, RCRP…; đầu tư mở rộng nhà máy và đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển (R&D) để nâng cao sản lượng và đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa cho những thị trường mới và cho những thương hiệu giao dịch trên kênh thương mại điện từ Amazon của Mỹ bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2020. Đây là cơ sở vững chắc cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu TCM trong dài hạn
Thành Công có kế hoạch mang nhãn hiệu thời trang của Tập đoàn Eland Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới. 2 bên dự kiến mở các cửa hàng thời trang cũng như tận dụng kênh thương mại điện tử để bán lẻ. Chúng tôi mới đang triển khai các bước thăm dò thị trường.
Tài chính lành mạnh, lượng tiền mặt dồi dào giúp TCM vượt qua những thời điểm khó khăn như dịch bệnh và nguồn vốn cho những dự án về sau hoặc trả cổ tức cho cổ đông.
Nhà máy VL2 dự kiến sẽ đưa vào sử dụng sau Tết âm lịch – Động lực chính trong tương lai
Hiện nay, nhà máy may Vĩnh Long 2 đã xây dựng hoàn thành khoảng 80%. Theo kế hoạch đưa ra trước đó, dự kiến tháng 10/2021 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch ở các tỉnh miền Tây, nên tiến độ xây dựng của nhà máy bị chậm lại.
Nửa cuối tháng 9/2021, sau một thời gian tạm ngưng do dịch bệnh theo quy định, nhà máy đã bắt đầu được triển khai tiếp và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 2/2022. Nếu như đúng kế hoạch, sau khi đưa máy móc vận hành thì khoảng tháng 03/2022, nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Dự kiến quý 2/2022 nhà máy sẽ chạy được 60 % công suất và dự kiến đến quý 4/2022 sẽ hoàn toàn chạy tối đa công suất.
Khi nhà máy Vĩnh Long 2 bắt đầu chạy tối đa công suất, TCM sẽ tiếp tục đầu tư tiếp các giai đoạn còn lại của dự án Vĩnh Long, gồm nhà máy nhuộm và đan kim trong giai đoạn 2022 – 2025 (thời hạn dự kiến được gia hạn do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19 trong năm 2020 & 2021).
Cổ Đông lớn liên tục tăng sở hữu cổ phiếu TCM
Các cổ đông lớn liên tục tăng sở hữu tại TCM chứng tỏ sức hấp dẫn của cổ phiếu này và làm giảm lượng freeload bên ngoài (tích cực hơn cho giá cổ phiếu)
Các dự án bất động sản là giá trị gia tăng cho TCM trong thời gian tới.
TC1: Thành Công đã ký hợp đồng với đơn vị tư vấn hỗ trợ làm thủ tục pháp lý cho dự án TC Tower. Kỳ vọng trong năm 2022 có thể có được giấy phép xây dựng để khởi công dự án và mở bán theo tiến độ.
Đây là dự án nhà ở với diện tích xây dựng 9.898 m2 tại số 37 đường Tây Thành, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM, dự kiến gồm 13 tầng. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 65 triệu USD chưa bao gồm giá trị đất.
Dự án tiếp theo là dự án TC2
Khu đất 66.478m2 ở Phường Tây Thạnh, Tân Phú, dự án này chính là diện tích đất của nhà máy hiện tại. Theo chủ trương của nhà nước, các công ty có nhà máy tọa lạc trong khu nội thành sẽ phải di dời đến các vùng ngoại ô hoặc vùng ven. Do đó, nhà máy hiện tại của TCM cũng không phải là ngoại lệ, và sau khi di dời, diện tích đất này sẽ được chuyển đổi diện tích sử dụng thương mại thành khu phức hợp.
TC3: Quỹ đất hiếm hoi ở trung tâm tp HCM. Diện tích 13.178m2 – Nằm cuối đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4 giáp với quận 7. Với việc mở rộng lộ giới đường Nguyễn Tất Thành lên 37 mét và 25 mét đối với đường Tôn Thất Thuyết, dự án có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 tại cuối đường Tôn Đản cũng giúp giao thông thêm thuận tiện, dễ dàng di chuyển từ quận 4 sang quận 2 và các quận khu Đông.
Dự án này mới chỉ trong kế hoạch tương lai và doanh nghiệp trả tiền thuê đất theo từng năm.
Khuyến nghị theo PTKT – Khi nào hào quang trở lại với cổ đông TCM
Bức tranh lớn về sự vận động giá cổ phiếu TCM cho thấy giá tăng từ vùng 10 lên 105 vào cuối tháng 03/2021. Sau đó đã có giai đoạn điều chỉnh kéo dài đến cuối tháng 01/2022 và đã xác nhận tạo đáy thành công tại vùng Hỗ trợ rất mạnh tại khu vực giá quanh 60. TCM đã hoàn thành xong cấu trúc điều chỉnh giảm zigzag và đang bước vào sóng tăng giá trở lại, có 2 mục tiêu để cho TCM hướng đến lần lượt tại vùng đỉnh cũ tại vùng giá 105 và nếu TCM breakout thành công sẽ tiến đến mục tiêu giá tại vùng 113.
Chúc quý nhà đầu tư thành công!