chỉ số roe là gì
Chỉ số tài chính

ROE LÀ GÌ ? TẠI SAO NÓI ROE LÀ CHỈ SỐ QUAN TRỌNG NHẤT

ROE LÀ GÌ ?

  • Khái niệm
  • công thức tính
  • Ý nghĩa của chỉ số ROE

 

Return On Equity hay viết tay là ROE, nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được hiểu theo nghĩa đơn giản trong làm ăn nghĩa là lãi vốn.

Công thức tính chỉ số ROE

chỉ số roe là gì

Được tính bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp kỳ này ( LNST) chia cho vốn chủ sở hữu tại thời điểm đầu kỳ đang xét.

Lợi nhuận sau thuế được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong bảng BCTC ( lấy  kết quả dòng LNST hay tài khoản kế toán 911) chia cho vốn chủ  sở hữu. Vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán của kỳ tương ứng đang cần tính toán

Ví dụ về tính chỉ số ROE

Công ty cổ phần AAA có lợi nhuận sau thuế trong kỳ đang xét là 150 tỷ đồng, Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là 800 tỉ đồng

Cách tính : ROE = 150/800*100% = 18,75%

Ý nghĩa của chỉ số ROE trong đầu tư

Về cơ bản chỉ số ROE càng cao càng tốt, bởi điều đó thể hiện doanh nghiệp có mức lãi vốn cao.

ROE có ý nghĩa là 1 đồng vốn chủ sẽ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Ở ví dụ trên có thể thấy rằng 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ làm ra 0,1875 đồng lợi nhuận sau thuế trong 1 kỳ kế toán

Khi đánh giá chỉ số ROE của một doanh nghiệp cụ thể, cần phải dựa trên nhiều yếu tố như:

So sánh với các doanh nghiệp trong ngành

So sánh với các doanh nghiệp có mức vốn hóa tương đương

Kiểm tra ROE so với mức trung bình của thị trường

Thậm chí so sánh ROE của thị trường này với các thị trường khác ( nước ngoài ) để đánh giá

Theo nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, một công ty có chỉ số ROE > 15% sẽ là công ty có thể xem xét để đầu tư.

Còn nếu xét theo hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp của bạn đang xét phải có ROE lớn hơn lãi xuất ngắn hạn mà các ngân hàng đang huy động vào ( lãi tiền gửi ngân hàng )

MỐI QUAN HỆ GIỮA ROE VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH KHÁC

Quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn chủ với lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay sử dụng nguồn vốn

ROE = ROS * Vòng quay vốn chủ sở hữu

Quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn chủ với lợi nhuận trên tài sản và đòn bẩy tài chính ( DFL )

ROE = ROA*DFL ( Đòn bẩy tài chính )

Từ công thức trên có thể nhận xét rằng chỉ số ROE tỉ lệ thuận với đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên một doanh nghiệp nếu vay nợ nhiều quá sẽ rất nguy hiểm đến an toàn vốn chủ sở hữu và khả năng trả nợ.

ROE chỉ là một trong số rất nhiều chỉ tiêu cần xét đến, do đó bạn đọc cần lưu ý điểm này

Một số minh họa về chỉ số ROE

cổ phiếu CEO Cổ phiếu vinamilk

Xem chỉ số ROE ở đâu

Có 2 cách xem và tính chỉ số ROE

1: Đọc BCTC mà doanh nghiệp cung cấp để tính theo công thức

2. Tra cứu tại các website cung cấp dữ liệu tài chính miễn phí như cafef hoặc vietstock

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *