NIM là gì? Ý nghĩa của NIM đối với ngân hàng
Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng, bạn có thể đã nghe nhiều về chỉ số NIM. Nhưng bạn có biết NIM là gì? ý nghĩa ra sao? và tại sao nó lại quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng không?
Hãy cùng tìm hiểu nhé!
NIM hay Net Interest Margin, có nghĩa là biên lãi ròng. Đây là chênh lệnh giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất cho vay đầu ra của ngân hàng. Như vậy NIM của ngân hàng tương tự như biên lãi gộp GOS của các ngành kinh doanh thông thường vậy. Qua đó cho thấy khả năng sinh lời, sức khỏe và sức tăng trưởng của một ngân hàng.
Ý nghĩa của NIM đối với ngân hàng
Chỉ số NIM được tính dưới dạng %, theo S&P thì một ngân hàng có NIM nhỏ hơn 3% được xem là thấp và mức trên 5% được xem là quá cao.
Chỉ số NIM là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nó được biểu thị dưới dạng con số phần trăm, cho biết cứ 100 đồng tài sản sinh lãi sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng.
Biên lãi này dương cho thấy ngân hàng đang đầu tư hiệu quả, do vậy con số này càng cao càng tốt.
Ngược lãi nếu NIM thấp đồng nghĩa với việc ngân hàng đang kinh doanh kém hiệu quả.
Công thức tính chỉ số NIM là gì?
Hệ số NIM được tính bằng công thức sau :
NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi *100%
Trong đó:
Thu nhập lãi thuần = “Thu nhập lãi và thu nhập tương tự” – “Chi phí lãi và chi phí tương tự”
Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các TCTC khác (không bao gồm dự phòng rủi ro) + Chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng giảm giá) + Cho vay khách hàng (không bao gồm dự phòng rủi ro); Mua nợ (không bao gồm dự phòng rủi ro). Giá trị là giá trị chưa trích lập dự phòng.