Định giá cổ phiếu là gì?
định giá cổ phiếu/ doanh nghiệp
Khái niệm
Định giá cổ phiếu là hoạt động tìm hiểu, phân tích, ước định để tính toán giá trị nội tại của một doanh nghiệp hay một cổ phiếu cụ thể. Căn cứ vào sự phù hợp giữa giá trị thị trường và giá trị nội tại này mà nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định của mình đối với cp đó.
Kết quả của việc định giá là tìm kiếm khoảng giá hợp lý chứ không thể tìm con số cụ thể
Tại sao phải định giá doanh nghiệp/ cổ phiếu?
- Giúp nhà đầu tư, nhà quản lý quỹ đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả
- Phục vụ cho việc mua – bán, sáp nhập, chia tách cổ phiếu.
- Định giá là hoạt động cần thiết làm cơ sở giao dịch để đưa ra IPO một cổ phiếu.
- Xác định được giá trị doanh nghiệp chính xác thì mới có cơ sở so sánh với doanh nghiệp khác, ngành khác.
- Là cơ sở để điều hành chính sách thị trường/ chính sách đầu tư
Mục đích là gì, ý nghĩa. Ai tính toán?
Mục đích của định giá là định giá hợp lý. 🙂
Định giá là một công việc khó! Đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên kết quả mang lại thường phụ thuộc các giả định và ước tính, trình độ, năng lực và cả đạo đức của người định giá. Phải xem là định giá với mục đích gì để làm căn cứ đánh giá.
Mục đích là gì? Rất quan trọng! Khi IPO hoặc định giá một công ty để một công ty khác mua lại. Bên bán hoặc bên IPO luôn muốn được định giá cao còn bên mua thì luôn muốn mua rẻ, hoặc nghi ngờ về tính hợp lý của giá cp.
Mục đích của việc phân tích mạch lạc, trình bày văn vở, dẫn chứng cụ thể không nằm ngoài mục tiêu thuyết phục người khác hoặc chính bản thân mình đó là mức giá hợp lý.
Do vậy, việc đầu tiên khi xem một báo cáo định giá, cần xem xét mục đích của nó là gì, ai lập nó. Người lập có mâu thuẫn lợi ích với người sẽ mua hay không, Từ đó mới xét tính hợp lý
Cơ sở để định giá doanh nghiệp.
- Cơ sở định tính : ngành nghề, quy mô, quản lý, sản phẩm, khách hàng, vị thế doanh nghiệp, phát minh/ sáng chế, các tính chất khác.
- Cơ sở định lượng: báo cáo tài chính ( ngành, công ty ) , thuyết minh tài chính, lịch sử giá cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng.
- Các giả thiết, ước định về kinh doanh, tăng trưởng dựa trên điều kiện thị trường, ngành nghề và thực tiễn tại doanh nghiệp.
Quy trình định giá cổ phiếu/ Doanh nghiệp
- Tìm hiểu các yếu tố định tính của doanh nghiệp: Ngành nghề, thị phần, quy mô, đặc trưng nổi bật, chu kỳ kinh doanh, khách hàng, quản lý, quy trình, lịch sử giá cp, các tính chất khác,…
- Xác định , phân tích, đánh giá, tổng hợp các giá trị nội tại của doanh nghiệp dựa trên toàn bộ các sô liệu báo cáo, dữ kiện đã biết cho đến hiện tại. Đậy là định giá hiện tại dựa trên dữ liệu quá khứ.
- Đưa ra các giả định về điều kiện kinh doanh ( ổn định, tăng trưởng,đột biến, suy thoái hay khủng hoảng ). Dựa trên biến cố và xác suất có thể xảy ra nhất để tính toán. Ước lượng tốc độ tăng trưởng theo điều kiện đó để tính toán. Đậy là định giá hiện tại dựa trên giả định trong tương lai.
- Từ sự khác biệt hay phù hợp giữa giá trị nội tại với giá cả thị trường hiện tại để đưa ra các quyết định cụ thể: Mua, bán, chờ đợi hay bỏ qua.
Các phương pháp/công thức định giá cổ phiếu.
- Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E.
- Định giá theo phương pháp P/B.
- Theo phương pháp cổ tức, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.
- Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
- Định giá theo phương pháp EV/EBIT, & EV/EBITDA.
- Định giá theo phương pháp P/S.
- Định giá theo phương pháp PEG.
- Định giá theo phương pháp theo công thức Benjamin Graham.
- Phương pháp so sánh
Công thức định giá cổ phiếu mà Peter Lynch & John Neff dùng – sự kết hợp giữa cổ tức, tốc độ tăng trưởng & P/E
Công thức (R +G)/PE >1.5
R: tỷ suất cổ tức
Các phương pháp đánh giá doanh nghiệp như chỉ số ROE, chỉ số ROA, Nợ, Hàng tồn kho, khoản phải thu, sản phẩm, lợi thế cạnh tranh…