Nguồn gốc giá cổ phiếu tăng
Tin tức

Đâu là Nguồn Gốc Cho Sự Tăng Giá Cổ Phiếu

Nguồn gốc của sự tăng giá cổ phiếu

Tăng giá cổ phiếu | Các nhân tố ảnh hưởng

Các yếu tố làm cổ phiếu tăng giá

Mỗi nhà đầu tư khi mua vào hoặc đang nắm giữ cổ phiếu thì đều mong muốn cổ phiếu tăng giá.

Tuy nhiên, đâu là nguồn gốc của việc tăng giá cổ phiếu đó thì không hẳn tất cả mọi người đều có thể biết được. Việc hiểu một doanh nghiệp một cách sâu sắc sẽ giúp bạn nắm bắt được nguồn gốc của sự tăng giá đó.

Qua đó, nhà đầu tư cũng sẽ biết được đâu là nguyên nhân giảm giá cổ phiếu. Do mỗi nhà đầu tư đều mong muốn thấy giá cp tăng, nên trong bài viết này cafexstock chỉ nói về sự tăng giá, điều ngược lại hẳn là bất cứ ai nắm được nguồn gốc của sự gia tăng cũng sẽ hiểu tại sao.

1. Điều kiện thị trường

Bên mua thắng bên bán

Đây là điều kiện trực tiếp nhất mà mỗi một nhà đầu tư hay đầu cơ đều có thể nhìn thấy được.

Về mặt tâm lý, khi niềm tin  tăng giá lấn át nỗi sợ hãi do giảm giá, thì giá cổ phiếu sẽ tăng.

Có thể nhìn thấy qua lượng cung – cầu của các bên tham gia thị trường.

Với một số  là trader ngắn hạn hoặc một nhà kinh doanh cổ phiếu, họ chỉ cần xét đến các điều kiện về thị trường như : Giá, khối lượng, lực mua, và bám sát thị trường chính là lý do cho sự tăng giá mà họ tìm kiếm. Thông qua các tin tức, đồ thị kỹ thuật, biểu đồ nến, các chỉ báo kỹ thuật

Một nhà đầu tư, anh ta có thể dựa vào đủ lý do như: Nền kinh tế, giá trị doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng, triển vọng ngành nghề hay bất cứ lý do gì khác đi chăng nữa.

Kết quả cuối cùng của những cơ sở suy nghĩ này sẽ chỉ tăng giá được khi niềm tin tăng giá chiến thắng.

Quan điểm thị trường

Không có một công thức chung nào có thể định giá được tất cả các doanh nghiệp. Thị trường sẽ có quan điểm riêng cho mỗi loại cổ phiếu, từ đó xác định mức giá của cổ phiếu. Các yếu tố cần xét đến đó là, ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, vị thế doanh nghiệp, mức tăng trưởng, niềm tin của công chúng.

Khi một ngành mới, nhiều tiềm năng, thị trường thường sẽ định giá các công ty trong ngành này khá cao. Như các công ty khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo,…

Mặt khác, các ngành thoái trào hoặc đã đi vào ổn định thường được định giá thấp hơn. Quan điểm thị trường có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế. Chẳng hạn, từ 02/2020 khi dịch Covid 19 bùng phát mạnh mẽ.

Các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế, thuốc, dịch vụ y tế hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu sản phẩm tăng đột biến.

Ngay lập tức một công ty có thể được định giá lại vì thị trường đã nhìn ra và thay đổi quan điểm .

Định giá thông qua chỉ số P/E , P/B

Khi quan điểm thị trường cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nhà đầu tư nói chung sẽ căn cứ vào P/E, P/B để đánh giá tiềm năng tăng giá cũng như mức độ tăng có còn hợp lý nữa hay không

Note:

P/E : Chỉ số giá thị trường trên thu nhập cổ phiếu bình quân. (chỉ số p/e)

P/B: Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách của cp tại kỳ đang xét.

2. Triển vọng ngành nghề 

Đánh giá tiềm năng của mỗi ngành nghề, từ đó quyết định xem giá trị của ngành, doanh nghiệp cụ thể đang xét đã hợp lý hay chưa.

Triển vọng ngành nghề phụ thuộc cung cầu thị trường, chính sách.

Mục đích của việc xem xét này đó là để đánh giá các điều sau:

Tính chất : Ổn định, suy thoái hay tăng trưởng

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nghề, xu hướng.

Thời gian có sự biến chuyển giữa các thái cực : ổn định, suy thoái, tăng trưởng

Tóm lại là xác định các biến cố  và xác suất, thời gian xảy ra biến cố đó. Từ đó tìm kiếm cơ hội tăng giá cổ phiếu

3. Nền kinh tế

  • Sự ổn định vĩ mô
  • Tăng trưởng GDP
  • Lạm phát
  • Chính sách tiền tệ, tài khóa
  • Chính sách: đầu tư, xuất nhập khẩu, môi trường, xã hội,…

Doanh nghiệp – Giá trị nội tại | Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự tăng giá cổ phiếu bền vững 

Định giá mô hình kinh doanh

Có thể tóm gọn trong 6 chữ : “ Định giá – Mô hình – Kinh doanh “

Nguồn gốc của sự tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp, nguyên nhân trước hết và sau cùng là ở chính bản thân của doanh nghiệp.

Để đánh giá được, đòi hỏi nhà đầu tư cần hiểu về doanh nghiệp : Mô hình – Kinh Doanh. Thông qua các yếu tố chất lượng quản trịchất lượng kinh doanh để đánh giá.

Các chỉ số tài chính cần xét đến.

Cơ sở xác định : báo cáo tài chính của doanh nghiệp

  • Nhóm chỉ số định giá: P/B , P/E, EPS,..
  • Nhóm chỉ số lợi nhuận: ROE, ROS, ROA, GOS
  • Chỉ số hiệu quả hoạt động : các vòng quay và chu kỳ biến đổi tiền mặt
  • Chỉ số về tính thanh khoản: Vốn lưu động, hệ số trả nợ ngắn hạn
  • Nhóm chỉ số về dòng tiền: kinh doanh, đầu tư, tài chính, tiền mặt
  • Khả năng tăng trưởng
  • Cơ cấu : tài sản, vốn, nợ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,..