Báo cáo kết quả kinh doanh

Khái niệm phân loại, cơ sở lập báo cáo
Báo cáo kết quả kinh doanh ( BCKQKD) là bảng báo cáo thể hiện về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thường được lập vào mỗi tháng, quý, bán niên hoặc cuối một năm tài chính, tùy theo yêu cầu của nhà quản lý, cổ đông và cơ quan nhà nước.
BCKQKD ( income statement ) cũng được gọi với các tên gọi như báo cáo lãi lỗ ( profit and loss state ment – P&L ) hay báo cáo thu nhập.
Trong một doanh nghiệp, báo cáo hoạt động kinh doanh cũng có thể được phân thành các loại báo cáo như
- Báo cáo kết quả kinh doanh của bộ phận
- Theo khu vực địa lý
- Theo đơn vị kinh doanh
Cở sở lập báo cáo
Các kế toán viên, bộ phận kế toán là người/đơn vị lập nên báo cáo. Cơ sở lập báo cáo là dựa trên hệ thống nguyên tắc kế toán.
Ban giám đốc có trách nhiệm lựa chọn hình thức kế toán, nêu rõ các nguyên tắc kế toán sử dụng
Ý nghĩa của BCKQKD
Đây là một trong ba bảng cáo cáo của bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong báo cáo thể hiện tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc ( một bộ phận, một ngành hàng,… ) của một kỳ kế toán cụ thể và được so sánh với nhiều kỳ kế toán khác. Qua đó giúp nhà quản lý, nhà đầu tư hiểu rõ về doanh thu, lợi nhuận và chi phí.có cái nhìn chính xác về tình hình kinh doanh, từ đó có kế hoạch và định hướng trong kinh doanh cũng như đầu tư
Mặt khác, tính so sánh là một trong những ý nghĩa lớn nhất của báo cáo. Nếu chỉ xét trong cùng một kỳ thì kết quả sẽ không có nhiều ý nghĩa. Do vậy, trong báo cáo này luôn so sánh với kết quả trong quá khứ, để từ đó so sánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Cho phép so sánh kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác nhau, các ngành hàng, lĩnh vực,…
Đo lường điều gì
- Doanh thu bán hàng
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí hoạt động
- Lợi nhuận
Từ những yếu tố thấy trực tiếp trên BCKQKD, có thể tính toán được các yếu tố kinh tế rất quan trọng khác như:
Cơ cấu chi phí
Cơ cấu lợi nhuận ( từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hay hoạt động tài chính )
Tỉ lệ lợi nhuận
Các tỉ lệ tăng trưởng
Thành phần và kết cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Dòng đầu tiên của một bảng báo cáo KQKD luôn luôn là doanh thu
Dòng cuối cùng sẽ là lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp tạo ra được trong một kỳ kế toán
Ở giữa hai dòng này sẽ thể hiện các khoản chi phí, các khoản thu nhập khác không đến từ hoạt động kinh doanh.


BCKQKD là thực hay không thực?
Khẳng định: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không phải là thực, mục đích của báo cáo này là cố gắng phản ánh một cách gần với thực tế nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì nó luôn chứa đựng các giả định và các ước tính.
Bạn đã từng thắc mắc với những câu hỏi này chưa?
Những con số trên báo cáo đã thể hiện đúng những gì đã xảy ra trong thực tế?
Doanh thu hàng bán được ghi nhận như thế nào, khi nào thì doanh thu được công nhận
Chi phí giá vốn và chi phí hoạt động doanh nghiệp đã hợp lý chưa? Có điều gì bất thường trong các con số bạn đang nhìn thấy hay không
Lợi nhuận ghi nhận có đúng là những gì doanh nghiệp đã thực sự đạt được hay chưa?
Chắc chắn doanh nghiệp đã bán những thứ cần bán, đã chi những thứ cần chi, đa thu những gì cần phải thu. Tuy nhiên việc thu thập, sắp xếp các số liệu vào những hàng mục nào, khi nào ghi nhận lại phụ thuộc vào các kế toán viên.
Mặc dù nguyên tắc chung để lập báo cáo là phải dựa vào hệ thống nguyên tắc kế toán đã được công nhận và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên kế toán cũng không thể biết chính xác một hệ thống máy móc có tuổi thọ là bao nhiêu. Giá vốn của một sản phẩm đã đúng hay chưa.Các thành viên khác trong doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào.
Một khoản chi phí khi nào nên được xếp vào đâu: giá vốn, chi phí hoạt động, hay chi phí xây dựng cơ bản…
Lượng hàng tồn kho có chính xác hay không
Cách đọc BCKQKD
Hãy học những điều cơ bản nhất và thực hành càng nhiều càng tốt
Để có thể đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh, trước tiên cần nắm được các qui ước cơ bản như: kỳ kế toán, đơn vị tính toán là gì, thời gian lập, công bố báo cáo.
Ai là người lập, ai là người duyệt, mục đích của báo cáo là gì.
Cần nắm được các nguyên tắc kế toán cơ bản là đã có thể đọc được các con số trong đó.
Tính toán các tỉ lệ tăng trưởng, cơ cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Từ đó có thể so sánh và phân tích.
Đọc được cả những báo cáo khác trong bộ báo cáo tài chính, có như vậy mới có thể hiểu rõ hơn về tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp
Các mức độ của người đọc báo cáo kinh doanh
- Biết đọc
- Đọc và hiểu, biết phân tích
- Đọc, hiểu, phân tích, biết đâu là nghệ thuật tài chính
- Hiểu thế và thời của doanh nghiệp.
Một bộ óc tuyệt vời nếu chỉ đọc duy nhất một báo cáo cũng chỉ có thể giúp bạn hiểu được cái “ thế: của doanh nghiệp đó mà thôi. Mọi sự vật hiện tượng đều luôn không ngừng biến đổi, tạo nên các “ thời” khác nhau.
Nếu một nhà đầu tư hiểu được cái “ thế “ của một doanh nghiệp, trong một cái “ thời “ mà doanh nghiệp đang trải qua. Thậm chí có thể nhìn thấy “ thời” sắp đến.