mở tk chung khoan
Thị trường CK

Bàn về cổ phiếu bank và con sóng hiện tại

Cổ phiếu bank sẽ đưa VNINDEX vượt đỉnh

cổ phiếu bank và con sóng cuối năm 2021

Cổ phiếu bank

Thị trường nói chung và ngân hàng nói riêng có thể đang bước vào con sóng 5 Elliot
Đặc điểm của con sóng này là kéo rất nhanh, mạnh và trong thời gian ngắn.
Do vậy chúng ta sẽ thấy những phiên cổ phiếu tăng với cây nến xuyên dựng đứng.
Trong 27 NH hiện tại, hầu hết đều đang ở trong con sóng hồi của sóng điều chỉnh 20-30% từ đỉnh trước đó. Các NH như BID, CTG, LPB, VCB, SHB, STB,EIB, VPB,… vẫn đang trong con sóng đó với hàng tỷ cổ phiếu phát hành thêm trước đó chưa được hấp thụ hết, cũng như rất nhiều nhà đầu tư bị kẹt ở vùng đỉnh trước đó, gây nên áp lực lớn lên các cổ phiếu trụ bank.
HIện tại nên tập trung vào các cổ phiếu dòng bank có size nhỏ, giá cổ phiếu vượt đỉnh cũ, nền sideway trước đó  như  MSB, ABB, TPB các cp này có thể upside từ 30-50%.  Và các cp có câu chuyện riêng như TCB, HDB 
Cùng X Stock xem xét tổng quan chart của 27 ngân hàng TMCP đang niêm yết trên TTCK VN nhé.
Bối cảnh hiện tại, TT tiệm cận ngưỡng 1500 đ, là mốc cao nhất lịch sử, VN30 đạt 1565 đ đang ở ngay vùng đỉnh cũ.
27 NH đồng loạt tăng điểm mạnh mẽ với khối lượng trung bình gấp 2 lần trung bình toàn ngành trong 20 phiên gần nhất.
Tuy nhiên con sóng này sẽ kéo lên bao nhiêu, kéo dài bao lâu?
Đâu là cổ phiếu mạnh cho lợi nhuận tối ưu.

Đánh giá nhóm bank qua đồ thị phân tích kỹ thuật

Cổ phiếu bank và ảnh hưởng vĩ vô

Câu chuyện vĩ mô GDP quý 3_2021 lần đầu tiên trong lịch sử, tuy nhiên lạm phát lại có dấu hiệu đi lên. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng lớn, các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Áp lực giữa việc tăng GDP và kiềm chế lạm phát sẽ là đối trọng để CP cân nhắc các gói kích thích kinh tế trong bối cảnh hiện tại. Về các ngân hàng. Tình hình dịch bệnh làm tăng nguy cơ nợ xấu, trong tương lai gần khi thông tư 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ. “Trên 600 nghìn tỷ đã được cơ cấu nợ, nhưng đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm hoặc sang năm 2022, con số này sẽ còn lên cao nữa, bởi dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Ngoài ra, nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu đã hỗ trợ rấ tốt cho các tổ chức tín dụng, Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực vào năm 2022 sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD còn lớn hơn.
cổ phiếu msb - đồ thị kỹ thuật